Sustainable logistics – logistics bền vững đề cập đến các hoạt động và quy trình nhằm cải thiện tính bền vững của các hoạt động chuỗi cung ứng, từ cung cấp nguyên liệu thô đến các quy trình chuyển đổi, lưu trữ, đóng gói, phân phối và quản lý khi kết thúc vòng đời của sản phẩm.
Logistics bền vững là một phần quan trọng của phát triển xanh, hướng đến mục tiêu là đảm bảo các khâu trong chuỗi hoạt động logistics được thực hiện một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu sử dụng nguồn lực và phát thải ra môi trường.
✓ Đầu tư vào hệ thống hạ tầng Logistics bền vững: Chính phủ và các doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống hạ tầng bao gồm các cơ sở vật chất, công nghệ và quy trình quản lý, chuyển đổi sang các phương thức vận chuyển thân thiện với môi trường như xe điện, ưu tiên vận tải bằng đường biển, đường thủy nội địa,...
✓ Đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức về Logistics bền vững: Các Doanh nghiệp và chính phủ cần đầu tư vào việc đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức về Logistics xanh/bền vững, vì có nhận thức đúng mới hành động đúng được.
✓ Tạo ra chính sách ưu đãi cho Logistics bền vững: Chính phủ có thể đưa ra các chính sách ưu đãi, bao gồm thuế và giảm phí, để khuyến khích các doanh nghiệp triển khai Logistics bền vững và giảm chi phí cho việc triển khai.
✓ Áp dụng công nghệ mới và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa Logistics bền vững: Các doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ mới và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa logistics bền vững và giảm thiểu lượng khí thải và năng lượng tiêu thụ.
✓ Tăng cường thông tin và giải pháp tiếp cận Logistics xanh:Các doanh nghiệp có thể tăng cường thông tin và giải pháp tiếp cận Logistics bền vững thông qua các kênh truyền thông và các sự kiện liên quan, để tạo đà khuyến khích cho các doanh nghiệp triển khai mô hình này tại Việt Nam.